A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số lưu ý về giống, thời vụ, kỹ thuật ngâm ủ, gieo, chăm sóc mạ vụ Xuân 2022

Vụ Xuân là vụ cho năng suất sản lượng lúa gạo cao nhất trong năm quyết định đến hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất nông nghiệp. Theo đề án sản xuất của huyện trong 2 – 7 ngày tới là thời điểm gieo mạ đại trà của huyện. Tuy nhiên, theo dự báo trong thời gian tới có gió lạnh tăng cường nhiệt độ có thể chạm mức rết đậm. Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng bất lợi của thời tiết cần làm tốt một số khâu kỹ thuật sau:

1Giống

Tùy điều kiện cụ thể mỗi địa phương, nên lựa chọn 2-3 giống chủ lực, thuộc nhóm giống ngắn ngày, năng suất chất lượng phù hợp với thị trường tiêu thụ như:

Nhóm lúa năng suất cao, chịu thâm canh gồm:C. Ưu đa hệ số 1, CNR36, BC15, TBR225....

Nhóm lúa thuần chất lượng cao gồm: BT7, T10, Đài thơm 8....

Một số địa phương ven biển nên dành một số diện tích thử nghiệm giống lúa ST25. Đây là giống có khả năng chịu phèn mặn khá tốt, năng suất khá chất lượng rất ngon.

2. Thời vụ

Các giống có thời gian sinh trưởng vụ xuân trên 130 ngày gieo mạ từ 21 – 23/01/2022 ( tức ngày 19 – 21/12AL) và cấy từ ngày 05/02/2022 ( tức ngày 05/01 AL).

Các giống có thời gian sinh trưởng vụ xuân dưới 130 ngày gieo mạ từ 26 – 28/01/2022 ( tức ngày 19 – 21/12AL) và cấy từ ngày 12/02/2022 ( tức ngày 12/01 AL).

Kết thúc cấy trước ngày 20/02/2022.

Lưu ý: Bà con cần chủ động dự phòng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, gieo tăng 5-10% mạ ở trà cuối để dự phòng khi thời tiết bất thuận như gặp rất đậm, rét hại gây chết lúa.

Vụ Mùa 2021 do gieo cấy muộn nên cuối vụ sản xuất lúa bị thiệt hại nặng nề do mưa bão muộn. Do vậy, cần tuân thủ chặt chẽ lịch thời vụ trong vụ xuân để không ảnh hưởng đến thời vụ của vụ mùa.

3. Kỹ thuật ngâm ủ:

* Kỹ thuật ngâm: tùy theo độ ẩm của hạt giống mà thời gian ngâm khác nhau giống có độ ẩm càng thấp thời gian ngâm ngắn, giống độ ẩm hạt cao, thời gian ngâm dài. Tuy nhiên, thời gian ngâm thông thường như sau:

- Lúa lai: ngâm từ 12 – 16 giờ và cứ 6 – 8 giờ đãi chua một lần

- Lúa thuần: dân tự phơi ngâm 36 – 48giờ, lúa thuần đã qua sấy ngâm 24 – 30 giờ và cứ 10-12 giờ đãi chua một lần.

- Lưu ý: kiểm tra nếu hạt đã sưng mép là đủ nước có thể đưa hạt đi ủ

* Kỹ thuật ủ: Vụ Xuân nhiệt độ ngoài trời rất thấp để hạt nảy mầm được cần nhiệt độ trên 300C nên cần kích nhiệt bằng nước ấm để thuận lợi cho hạt nảy mầm. Sau 16 giờ kiểm tra nếu hạt nứt nanh chỉ ủ ấm nhẹ không ủ nóng tránh nẫu mộng.

4. Kỹ thuật gieo, chăm sóc mạ nền cứng:

- Chuẩn bị

* Nền gieo: Chọn nơi bằng phẳng, thoát nư­ớc, tráng nắng: vư­ờn, bờ m­ương máng, hay trên sân....Diện tích khoảng 3 - 4 m2/1 sào ruộng cấy.

* Bùn: Lấy ở ao hồ, m­ương máng, sông ngòi nơi tráng nắng có nước chảy qua...không lấy ở nơi ao tù, nước đọng hoặc dưới bóng cây to có lá rụng. Chủ động lấy bùn càng sớm càng tốt nhưng muộn nhất trước khi gieo 1-2 ngày cho hả hơi.

- Cách gieo

Trước khi gieo trộn vào khoảng 0,3-0,5kg lân Supe đã đập mịn hoặc 1 kg phân vi sinh Azotobacterin cho 1 sào mạ cấy,bùn pha hơi lỏng, gạt phẳng lớp bùn dầy khoảng 1 -1,5cm. Khi mặt bùn hơi se, gieo chìm 1/3 mộng, rắc đi rắc lại nhiều lần cho đều.

- Chăm sóc mạ

Thời tiết vụ xuân lạnh cần che phủ nilon giữ ấm cho mạ. Nếu nhiệt độ ngoài trời dưới  150C che kín nilon cả ngày. Nếu trời có nắng nên mở hai đầu luống mạ vào ban ngày, tối che nilon lại. Trước khi đưa ra ruộng cấy nên luyện cho mạ quen dần với môi trường. Không cấy khi nhiệt độ ngoài trời dưới 150C. Khi xuất hiện hiện tượng chết chòm dùng KH + Pennac – P phun cho mạ. Đưa nước vào luống mạ để nước 1 đêm sau đó tháo cạn, làm 2 lần liên tiếp sẽ hạn chế hiện tượng chất chòm. Tuy nhiên, nếu có ruộng nên gửi mạ ra ruộng là tốt nhất.

Trạm Khuyến nông Tiền Hải


Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 102
Hôm qua : 1.572
Tháng 10 : 13.872
Năm 2024 : 884.867