A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đẩy nhanh tiến độ gieo cấy và chăm sóc lúa mùa

Đến nay, tiến độ gieo cấy lúa vụ mùa trên địa bàn toàn huyện còn rất chậm. Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, thời tiết từ ngày 15/7 đến 20/7 có nắng, nhiệt độ từ 28 – 350C rất thuận lợi cho gieo cấy lúa mùa, sau 20/ 5 có mưa trở lại. Vụ Mùa 2022 dự báo lượng mưa cao hơn TBNN và mưa muộn dồn về cuối vụ. Để giúp lúa sinh trưởng phát triển thuận lợi tránh bất lợi, rủi ro của thời tiết và sâu bệnh cuối vụ, bà con cần lưu ý một số yêu cầu sau:

Nông dân Đông Xuyên tập trung cấy mùa

Diện tích mạ gieo đầu lịch đến nay đã đủ tuổi cấy, bà con đang tiến hành gieo cấy. Với diện tích mạ chưa gieo cấy cần thường xuyên giữ đủ ẩm để mạ phát tiển tốt. Phun thuốc trừ rầy trước khi đưa mạ ra ruộng cấy phòng bệnh lùn sọc đen. Cần chủ động gieo mạ dự phòng bằng các giống lúa ngắn ngày và giữ lượng mạ dự phòng đến đầu tháng 8 để phòng lúa bị chết do nắng nóng, ngập úng hoặc ốc bươu vàng gây hại.

Thời tiết trong những ngày tới rất thuận lợi cho công tác gieo cấy. Bà con tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ, gieo cấy xong lúa gặp mưa sẽ bén rễ, hồi xanh thuận lợi. Toàn huyện phấn đấu cấy kết thúc trước ngày 25/7. Với giống đẻ khỏe như lúa lai, BC15, TBR225 thì cấy thưa hơn, cấy nhỏ dảnh, mật độ trung bình khoảng 20 - 25khóm/m2, cấy 2 - 3 dảnh/khóm. Cấy mật độ từ 25-30 khóm/m2, 3 - 4 dảnh/khóm với các giống lúa thuần như Q5, TBR1. Cấy nông tay giúp cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh, tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe, là tiền đề cho năng suất cao.

Vụ Mùa nắng nóng cây lúa cần nước để chống nóng, vì vậy sau cấy bà con luôn giữ một lớp nước nông trên mặt ruộng: vừa chống nóng cho cây lúa, vừa giúp cho cây nhanh bén rễ hồi xanh đồng thời tăng hiệu lực sử dụng thuốc trừ cỏ và ốc bươu vàng. Không để ruộng khô gây bốc phèn mặn và gặp nóng lúa có thể bị chết khô. Tuy nhiên không để mực nước quá lớn sẽ làm ngập nõn gây thối lúa. Mực nước trung bình trên ruộng tối ưu từ 2 – 7cm. Cuối tháng 7, đầu tháng 8 thường có mưa lớn, cần chủ động tiêu thoát nước nhanh, tránh để ruộng bị ngập úng.

Về phân bón: trên thực tế, nông dân đã cấy hầu như chưa bón phân lót. Đặc biệt trong tình hình giá phân urê giảm, giá NPK vẫn giữ nguyên giá, tình trạng bón phân đạm đơn trong vụ Mùa sẽ tăng lên. Vụ Mùa 2022 dự báo mưa bão nhiều và dồn về cuối vụ. Bà con nông dân nên sử dụng phân NPK, hạn chế bón phân đơn. Bón lót sâu để chống đổ cuối vụ, bón thúc sớm, không bón lai rai. Vụ Mùa nên giảm 10 – 20 % lượng phân bón so với vụ xuân.

Hiện nay, hầu hết nông dân các xã đã và đang tiến hành bừa cấy. Thời tiết trong 5 – 6 ngày tới nắng nhiều. Giai đoạn này chuột ít thức ăn trên đồng ruộng, nước dâng để làm đất. Các địa phương chủ động ngâm ủ thóc mộng để rải mồi diệt chuột.

Mặt khác, do lúa xuân của toàn huyện thu hoạch muộn, tiến độ làm đất chậm. Thực tế kiểm tra cho thấy rơm rạ trên đồng ruộng chưa thối ngấu nên hiện tượng ngộ độc hữu cơ sau cấy sẽ rất dễ xảy ra. Biểu hiện của hiện tượng bị ngộ độc hữu cơ: lá lúa biến vàng, cây còi cọc, rễ vàng, rễ khó phát triển; khi bị nặng rễ đen, thối và khi nhổ lên không có rễ mới hoặc rất ít. Để khắc phục hiện tượng trên bà con không bón phân ngay, nhất là phân đạm, cần xử lý cho bộ rễ hồi phục trước. Trước tiên tháo hết nước ở ruộng để giảm bớt khí độc, sau đó đưa nước mới vào, rắc 10 -15 kg vôi bột cộng với  7 đến 10 kg lân Supe/sào hoặc bón phân vi sinh, kết hợp sục bùn và thay nước mới. Hoặc sử dụng 100-150 gram chế phẩm Sumitri trộn cát vãi cho 1 sào. Đồng thời sử dụng các chế phẩm kích thích ra rễ như KH, Siêu lân… để phun giúp lúa nhanh phục hồi.


Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 127
Hôm qua : 1.572
Tháng 10 : 13.897
Năm 2024 : 884.892