Một số lưu ý về gieo mạ và chăm sóc mạ vụ mùa 2021
Đến nay, trà lúa gieo cấy đại trà của toàn huyện đã bước vào giai đoạn gieo cấy tập trung.. Khâu gieo mà và chăm sóc mạ cũng là khâu khá quan trọng quyết định đến thời vụ, tiến độ gieo. Dự báo thời tiết trong 7 ngày tới tại Thái Bình duy trì trạng thái nắng nóng gay gắt nhiệt độ cao nhất trong ngày 37 – 40 0C ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của mạ sau gieo. Để đảm bảo cho mạ và lúa sau cấy sinh trưởng tốt cần lưu ý một số vấn để sau:
Công tác ngâm ủ:
Thời tiết trong những ngày tới khá thuận lợi cho khâu ngâm ủ. Để tăng cường sức chống nóng và chết chòm cho mạ giai đoạn sau cần ngâm thóc với KH. Cách ngâm như sau: pha 1 gói KH với 12 – 16 lít nước, đổ thóc vào dung dịch KH sao cho thóc ngập trong dung dịch. Cứ sau 10 – 12 h nhấc thóc khỏi dung dịch để khoảng 30 phút sau đó lại cho vào ngâm tiếp (chú ý không phải thay nước). Thông thường lúa lai ngâm 16 – 20 giờ, lúa thuần từ 24 – 40 giờ. Thời gian ngâm thóc phụ thuộc vào độ ẩm của hạt (nếu độ ẩm hạt càng thấp thời gian ngâm ngắn hơn và ngược lại). Ngâm hạt giống đến khi hạt no nước thì đem ủ.
Nông dân Tây Phong gieo mạ vụ mùa 2021. Ảnh Phạm Thục
Thời tiết vụ Mùa nhiệt độ cao nên không cần kích nhiệt chủ yếu giữ ẩm vừa phải cho hạt nảy mầm. Sau 8- 10 h bỏ ra kiểm tra nếu hạt đã nứt nanh đều thì rải mỏng và phủ bao tải ẩm hoạc vải ẩm đển nơi mát. tiến hành giữ ẩm và bổ sung nước nếu hạt khô. Không ủ dày nóng hạt hô hấp mạnh sẽ dễ bị nẫu mộng.
Chăm sóc mạ:
- Chuẩn bị bùn gieo: bùn gieo cần lấy ở nơi tráng nắng không bị chua phèn, xác thực vật chưa phân hủy. Lấy bùn trước khi gieo càng lâu càng tốt để hả hết khí độc trong bùn. Khi chuẩn bị bùn gieo mạ cần trộn thêm dung dịch KH, Penac – P và 0,5kg lân Super, đảo đều dung dịch với bùn để giúp giải độc tố trong bùn đồng thời tăng sức chống nóng, kích thích bộ rễ phát triển khỏe mạnh.
- Kỹ thuật gieo: 1 kg thóc sau khi ngâm ủ thành mộng gieo đều trong 3 – 4 m2 mạ cấy cho 1 sào. Gieo đi gieo lại cho đều mộng. Gieo hơi chìm giúp mộng nhanh ngồi. Sau khi gieo cần phủ lưới đen chống nóng cho mạ 2 – 3 ngày sau đó gỡ bỏ lưới đen.
- Trước khi đưa mạ ra ruộng cấy 3 – 5 ngày phun tiễn chân mạ: dùng siêu lân + thuốc trừ rầy + khô vằn để phòng trừ rầy và khô vằn ngay trên mạ hạn chế nguy cơ lây lan của bệnh lùn sọc đen.
KS Lại Thị Trung - Trạm Khuyến nông Tiền Hải