A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số biện pháp cần thực hiện khi thu hoạch lúa Xuân, làm đất, xử lý rơm rạ cho sản xuất vụ Mùa 2021

Một số biện pháp cần thực hiện khi thu hoạch lúa Xuân, làm đất, xử lý rơm rạ cho sản xuất vụ Mùa 2021

Thu hoạch lúa xuân 2021 ở Nam Cường. Ảnh Phạm Ngọc

Vụ mùa, nếu khâu làm đất, xử lý rơm rạ không tốt, rơm rạ chưa kịp phân hủy rất dễ gây hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa sau cấy, làm lúa sinh trưởng phát triển chậm, mất cân bằng dinh dưỡng đầu vụ dẫn đến cuối vụ rất dễ bị nhiễm bệnh  làm giảm năng suất lúa. Do vậy, bà con cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Giai đoạn chuyển vụ từ lúa Xuân sang lúa Mùa thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, tiến độ thu hoạch của huyện còn rất chậm. Theo đề án huyện kết thúc cấy trước ngày 22/7 nên thời gian chuyển vụ rất gấp nên cần khẩn trương thu hoạch lúa Xuân, theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng thu hoạch đến đâu đưa nước vào làm đất vùi sâu rơm rạ đến đó, giữ nước trên ruộng, tránh làm mất lấm. Nên rắc 10-15kg vôi bột/sào, kết hợp với một số chế phẩm sinh học để giúp phân hủy nhanh rơm rạ, các chất hữu cơ; tạo chất mùn làm tơi xốp đất, bổ sung các chất dinh dưỡng và vi sinh vật cần thiết, tăng cường độ phì của đất, tăng cường khả năng chống chịu, đặc biệt làm hạn chế hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa.

- Lưu ý: trong thời gian vừa qua thời tiết nắng nóng, ruộng khô nên sau thu hoạch có hiện tượng đốt rơm rạ. Vì vậy, bà con lưu ý không được đốt rơm rạ sẽ gây ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính và tiêu diệt các vi sinh vật có ích, làm cho đất chai cứng, làm mất cân bằng sinh thái ruộng lúa… Nên sử dụng các chế phẩm xử lý rơm rạ hoặc phân vi sinh để xử lý trong quá trình làm đất, như chế phẩm Sumitri, AT-YTB, phân vi sinh Azotobacterin… liều lượng và cách sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì của nhà sản xuất. Lưu ý rắc đều trên mặt ruộng ngay trước hoặc sau khi lồng dập rạ (lưu ý ruộng phải có nước), sau đó giữ nước 7-10 ngày rồi tiến hành bừa cấy.

- Làm ruộng cấy: Trước khi bừa cấy, cần giữ mực nước hợp lý và bón các loại phân NPK chuyên lót cho lúa. Sau đó bừa kỹ, trang phẳng mặt ruộng chờ lắng bùn rồi cấy.

KS Lại Thị Trung - Trạm khuyến nông Tiền Hải


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 78
Hôm qua : 433
Tháng 09 : 15.568
Năm 2023 : 188.745