Làng nghề rèn Hồng Phong, Tây an , Tiền Hải
Làng nghề rèn truyền thống thôn Hồng Phong (xã Tây An, huyện Tiền Hải) được hình thành từ rất lâu đời, chuyên sản xuất các mặt hàng nông cụ cầm tay như liềm, dao, kéo, cuốc, xẻng... Trước đây, nghề rèn ở Hồng Phong đã giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nhưng hiện nay, do thị trường tiêu thụ những mặt hàng này ngày càng bị thu hẹp, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường không cao đã làm cho nhiều hộ dân sống bằng nghề rèn gặp nhiều khó khăn. Nhưng bằng lòng yêu nghề, những hộ làm nghề rèn nơi đây vẫn nỗ lực bám trụ với mong muốn giữ gìn và phát triển nghề truyền thống. Hiện nay, toàn xã Tây An có hơn 2.000 lao động, 70% trong số đó tham gia làm nghề thủ công như mây tre đan và rèn, còn lại làm một số nghề kinh doanh, buôn bán khác. Làng nghề Hồng Phong có trên 40 hộ làm nghề rèn, thu hút hơn 150 lao động với thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng; giá trị sản xuất hàng năm đạt 2,5 tỷ đồng. Gia đình ông Nguyễn Văn Nho có truyền thống làm nghề rèn từ nhiều đời nay. Ông Nho cho biết: Không biết nghề rèn có ở thôn Hồng Phong từ bao giờ, thời các cụ tôi đã làm nghề này rồi, tính đến nay cũng phải vài trăm năm. Trong thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, làng nghề rèn thôn Hồng Phong còn sản xuất ra các loại vũ khí để đánh giặc, bây giờ chuyên sản xuất dao, búa, cuốc, xẻng, liềm… Những năm trước, khi nghề rèn còn hưng thịnh, cơ sở rèn của gia đình tôi giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động với thu nhập bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Nhưng hiện nay, do sức tiêu thụ chậm nên số lượng lao động giảm xuống chỉ còn 8 người. Thực tế cho thấy, các nông cụ cầm tay do nghề rèn ở thôn Hồng Phong sản xuất ra hiện nay không còn được sử dụng nhiều trong hoạt động sản xuất. Đặc biệt là tình trạng khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm rèn Hồng Phong, một số thị trường tiêu thụ quen thuộc tại các tỉnh, thành phố phía Bắc như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hải Phòng cũng đang dần bị thu hẹp. Bên cạnh đó, mẫu mã một số sản phẩm của làng nghề như dao, kéo còn thiếu tính độc đáo, kiểu dáng lỗi thời, không còn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nên khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Trước những khó khăn đó, nhiều gia đình có xưởng rèn như gia đình các ông Nguyễn Văn Nho, Nguyễn Văn Kiên, Tô Văn Khóa, Nguyễn Văn Chiến luôn mong muốn tìm được thị trường tiêu thụ, hướng đi mới cho sản phẩm của mình để có thể giữ được thương hiệu sản phẩm rèn Hồng Phong như trước đây. Các gia đình trên đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư mua sắm máy móc như máy dập, máy rà, máy tiện, máy cắt, bệ quay, qua đó góp phần cải tiến mẫu mã, chất lượng, tìm lại thị trường cho sản phẩm rèn Hồng Phong. Một khó khăn nữa mà làng nghề rèn Hồng Phong đang gặp phải hiện nay là tình trạng ô nhiễm tiếng ồn do tiếng máy dập phát ra, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sinh hoạt của các hộ dân sống trong làng. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sự khôi phục và phát triển làng nghề rèn thôn Hồng Phong. Để duy trì và phát triển nghề rèn truyền thống ở thôn Hồng Phong, các hộ làm nghề cần phải có hướng đi mới, trong đó dần chuyển đổi sang các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay; chú trọng sản xuất các sản phẩm thế mạnh, có sức tiêu thụ cao như dao, kéo, đồng thời không ngừng cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để người dân vay vốn đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị để giảm bớt sức lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Theo Baothaibinh.com.vn
Làng nghề rèn truyền thống thôn Hồng Phong (xã Tây An, huyện Tiền Hải) được hình thành từ rất lâu đời, chuyên sản xuất các mặt hàng nông cụ cầm tay như liềm, dao, kéo, cuốc, xẻng... Trước đây, nghề rèn ở Hồng Phong đã giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nhưng hiện nay, do thị trường tiêu thụ những mặt hàng này ngày càng bị thu hẹp, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường không cao đã làm cho nhiều hộ dân sống bằng nghề rèn gặp nhiều khó khăn. Nhưng bằng lòng yêu nghề, những hộ làm nghề rèn nơi đây vẫn nỗ lực bám trụ với mong muốn giữ gìn và phát triển nghề truyền thống.
Hiện nay, toàn xã Tây An có hơn 2.000 lao động, 70% trong số đó tham gia làm nghề thủ công như mây tre đan và rèn, còn lại làm một số nghề kinh doanh, buôn bán khác. Làng nghề Hồng Phong có trên 40 hộ làm nghề rèn, thu hút hơn 150 lao động với thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng; giá trị sản xuất hàng năm đạt 2,5 tỷ đồng. Gia đình ông Nguyễn Văn Nho có truyền thống làm nghề rèn từ nhiều đời nay. Ông Nho cho biết: Không biết nghề rèn có ở thôn Hồng Phong từ bao giờ, thời các cụ tôi đã làm nghề này rồi, tính đến nay cũng phải vài trăm năm. Trong thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, làng nghề rèn thôn Hồng Phong còn sản xuất ra các loại vũ khí để đánh giặc, bây giờ chuyên sản xuất dao, búa, cuốc, xẻng, liềm… Những năm trước, khi nghề rèn còn hưng thịnh, cơ sở rèn của gia đình tôi giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động với thu nhập bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Nhưng hiện nay, do sức tiêu thụ chậm nên số lượng lao động giảm xuống chỉ còn 8 người.
Thực tế cho thấy, các nông cụ cầm tay do nghề rèn ở thôn Hồng Phong sản xuất ra hiện nay không còn được sử dụng nhiều trong hoạt động sản xuất. Đặc biệt là tình trạng khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm rèn Hồng Phong, một số thị trường tiêu thụ quen thuộc tại các tỉnh, thành phố phía Bắc như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hải Phòng cũng đang dần bị thu hẹp. Bên cạnh đó, mẫu mã một số sản phẩm của làng nghề như dao, kéo còn thiếu tính độc đáo, kiểu dáng lỗi thời, không còn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nên khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Trước những khó khăn đó, nhiều gia đình có xưởng rèn như gia đình các ông Nguyễn Văn Nho, Nguyễn Văn Kiên, Tô Văn Khóa, Nguyễn Văn Chiến luôn mong muốn tìm được thị trường tiêu thụ, hướng đi mới cho sản phẩm của mình để có thể giữ được thương hiệu sản phẩm rèn Hồng Phong như trước đây. Các gia đình trên đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư mua sắm máy móc như máy dập, máy rà, máy tiện, máy cắt, bệ quay, qua đó góp phần cải tiến mẫu mã, chất lượng, tìm lại thị trường cho sản phẩm rèn Hồng Phong. Một khó khăn nữa mà làng nghề rèn Hồng Phong đang gặp phải hiện nay là tình trạng ô nhiễm tiếng ồn do tiếng máy dập phát ra, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sinh hoạt của các hộ dân sống trong làng. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sự khôi phục và phát triển làng nghề rèn thôn Hồng Phong.
Để duy trì và phát triển nghề rèn truyền thống ở thôn Hồng Phong, các hộ làm nghề cần phải có hướng đi mới, trong đó dần chuyển đổi sang các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay; chú trọng sản xuất các sản phẩm thế mạnh, có sức tiêu thụ cao như dao, kéo, đồng thời không ngừng cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để người dân vay vốn đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị để giảm bớt sức lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.