A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo khoa học: "Doanh Điền Sứ Nguyễn Công Trứ với quê hương Tiền Hải".

Chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2018), tri ân doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, chiều ngày 27/9, BTV Huyện ủy Tiền Hải phối hợp với Trung tâm nghiên cứu văn hóa Minh Triết thuộc Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học "Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với quê hương Tiền Hải".

Chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2018), tri ân doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, chiều ngày 27/9, BTV Huyện ủy Tiền Hải phối hợp với Trung tâm nghiên cứu văn hóa Minh Triết thuộc Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học "Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với quê hương Tiền Hải".

 

Tham dự Hội thảo có giáo sư Nguyễn Khắc Mai - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa Minh Triết, giáo sư tiến sỹ Trương Sỹ Hùng - Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trung tâm nghiên cứu văn hóa Minh Triết, cùng các nhà khoa học. Các đồng chí lãnh đạo đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch. Về phía huyện có đồng chí Nguyễn Văn Giang, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, đồng chí Tô Xuân Thức - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, đồng chí Phạm Hồng Tùng - Phó Bí thư Huyện ủy, các đồng chí trong BTV Huyện ủy; Thủ trưởng các phòng, ban liên quan.

  Hội thảo khoa học đề cập tới vai trò của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ trong công cuộc khai hoang lấn biển, quai đê xây dựng hệ thống đại thủy nông toàn diện thành lập huyện Tiền Hải tháng 9/1828. Cùng với đó là những thành tựu của huyện Tiền Hải 190 năm hình thành và phát triển gắn với lịch sử hình thành đất đai và cư dân, truyền thống, bản sắc Văn hóa Tiền Hải trong tổng thể Văn hóa Thái Bình.

Trong bài: “Nguyễn Công Trứ khoảnh khắc tạ từ triều Nguyễn”, giáo sư, tiến sĩ Trần Thị Băng Thanh - Viện nghiên cứu văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam viết: “ngày ông rời khỏi Kinh thành, lễ tiễn đưa cũng rất long trọng, Gia phả ghi rằng: “Ngày dải ấn, các quan đặt lễ tiễn đưa ở ngoài cửa thành, mũ áo đứng đông như rừng, mọi người đều coi là vinh dự. Nhưng Nguyễn Công Trứ thì sao? Ông có mũ áo xênh xang, dù che ngựa cưỡi? Và ông rời bữa tiệc tiễn như thế nào? Những tư liệu nói về giờ khắc ấy chỉ nhắc chuyện ông cưỡi con bò vàng nghênh ngang ở Kinh đô, như Giang Văn Hiển, Lê Bỉnh Đức, Nguyễn Văn Lý... và chính ông cũng tự nói trong Bài ca ngất ngưởng: đô môn giải tổ chi niên/ Nhạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng. Chuyện cứ như đùa, như một lời nói ngông, một giai thoại khó tin, nhưng đó là chuyện thực, có nhiều người chứng kiến… Chắc hẳn Nguyễn Công Trứ không phải người coi cuộc đời là sân khấu, trò đùa, để thử tài chơi. Ông làm mọi việc tận tụy, cần mẫn chưa dễ mấy người theo được; sự nghiệp ông để lại cho dân là thành quả mà cũng không mấy người có được. Suy tôn Nguyễn Công Trứ ở nhân cách, cá tính, tài năng và sự khẳng định cái tôi quyết liệt… thiết nghĩ cũng cần đặt trong mối tương quan với di sản lợi ích nhân quần ông để lại. Có thể sự đánh giá trân trọng và tình cảm của vua Duy Tân trong Đạo sắc truy phong tước tử cho Nguyễn Công Trứ năm 1814 là thỏa đáng và bao quát  hơn cả.

Trong bài “Cuộc đời hoạn lộ của Nguyễn Công Trứ”, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tâm - cán bộ nghiên cứu Viện sử học, Ủy viên Hội đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu văn hóa Minh Triết đã viết: Trong cuộc đời làm quan của mình, Nguyễn Công Trứ cũng đã nhiều lần bị giáng chức và một lần bị cách chức, phải làm lính đi phát phối tại vùng biên viễn Quảng Ngãi. Tất nhiên, mỗi lần bị truất giáng như vậy đều có những nguyên nhân cụ thể mà triều thần đưa ra cáo buộc. Nhưng thời gian bị cách chức rất nhanh, thường lại được phục hồi ngay. Quốc sử quán triều Nguyễn đã chép như sau: “Trứ làm quan thường bị bãi cách, rồi được cất nhắc ngay lên”.

Phát biểu khai mạc buổi Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Giang – Bí thư Huyện ủy Tiền Hải đã khẳng định: Hội thảo khoa học “Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với quê hương Tiền Hải” được tổ chứuc nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828-2018) sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những công lao to lớn của Doanh điền sứ với quê hương Tiền Hải; thấy rõ quá trình 190 năm Tiền Hải xây dựng và trưởng thành. Qua đó, góp phần khơi dậy truyền thống yêu nước của quê hương cách mạng 14-10 anh hùng, là nguồn cổ vũ quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tiền Hải phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015-2020. Phấn đấu đến hết năm 2018 có 34/34 xã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Năm 2019, Tiền Hải trở thành huyện Nông thôn mới

Những tiềm năng, thế mạnh của vùng đất, con người Tiền Hải trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Bằng những cứ liệu khoa học để lý giải một cách khách quan, chân thực, chính xác về những thành tựu cùng những hạn chế, yếu kém và bài học kinh nghiệm đối với từng lĩnh vực trong quá trình phát triển 190 năm qua của huyện Tiền Hải.

 

Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đề xuất, tư vấn, kiến nghị với Trung ương, với tỉnh Thái Bình về việc quan tâm, chỉ đạo đầu tư hỗ trợ để tạo đà xây dựng quê hương Tiền Hải ngày càng phát triển. Phấn đấu hết năm 2018, huyện Tiền Hải có 34/34 xã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng NTM. Đến năm 2019 trở thành huyện Nông thôn mới ./.

                                                                                          Thu Hường- Lê Chinh


Nguồn:tienhaitb.gov.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.064
Hôm qua : 8.274
Tháng 09 : 60.703
Năm 2024 : 704.170